Tour Du Lịch

Toàn Cảnh về Fiji - thiên đường du lịch nghỉ dưỡng cao cấp nhất hiện nay

Laucala Island Fiji - là thiên đường nghỉ dưỡng 5 sao bậc nhất của Fiji

Tên đầy đủ:      Cộng hòa Fiji

Vị trí địa lý:       Thuộc châu Úc, quần đảo nằm ở Nam Thái Bình Dương, nằm trên đường nối giữa đảo Haoai và Niudilan

Diện tích Km2: 18,270

Tài nguyên thiên nhiên:            Gỗ, cá, vàng, đồng, tiềm năng dầu ngoài khơi, thủy năng

Dân số (triệu người):    0.90

Cấu trúc dân số:          0-14 tuổi: 28.4%

15-24 tuổi: 17.4%

25-54 tuổi: 41.1%

55-64 tuổi: 7.6%

Trên 65 tuổi: 5.6%

Tỷ lệ tăng dân số (%)   0.730

Dân tộc:           Fijian 54.8% , Indian 37.4%, khác 7.9%

Thủ đô: Suva

Quốc khánh:    10-10-70

Hệ thống pháp luật:      Dựa trên luật của liên hiệp Anh

GDP (tỷ USD): 4.307

Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%):     2

GDP theo đầu người (USD):    4800

GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 11%

Công nghiệp: 19.7%

Cịch vụ: 69.3%

Lực lượng lao động (triệu)       0.335

Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp nông nghiệp: 70%

Công nghiệp và dịch vụ: 30%

Sản phẩm Nông nghiệp: Mía, dừa, sắn (khoai mì), gạo, khoai lang, chuối, gia súc, lợn, ngựa, dê, cá

Công nghiệp:Du lịch, đường, quần áo, cùi dừa, vàng, bạc, gỗ xẻ, nghề thủ công nhỏ

Xuất khẩu (triệu USD): 991.6

Mặt hàng xuất khẩu: Đường, hàng may mặc, vàng, gỗ, cá, mật đường, dầu dừa

Đối tác xuất khẩu: Hoa Kỳ, Úc, Samoa, Tonga, Anh, Nhật Bản

Nhập khẩu (triệu USD):1938

Mặt hàng nhập khẩu: Sản xuất hàng hóa, máy móc và thiết bị vận tải, sản phẩm dầu khí, thực phẩm, hóa chất

Đối tác nhập khẩu: Singapore, Úc, New Zealand, Trung Quốc

Nguồn: CIA 2013

 

*Thể chế nhà nước - Theo thể thế Cộng hoà, chế độ lưỡng viện (từ năm 1987).

Hiến pháp mới được ban hành ngày 28 tháng Bảy năm 1998.

Có 4 quận và một vùng.

Hạ Nghị viện gồm 71 thành viên được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, với nhiệm kỳ 5 năm đại diẹn cho 4 dân tộc và nhóm dân tộc theo tỷ lệ, trong đó 23 đại diện được bầu cho các tuộc người khác. Hội đồng đầu lĩnh truyền thống của Phi-di, 19 cho người Anh-điêng, 1 cho người Rô-tu-man và 28 cho các tộc người khác. Hội đồng đầu lĩnh truyền thống của Phi-di với 80 thành viên bầu ra Tổng thống và 14 trong số 32 thành viên của Thượng nghị viện, 9 Thượng nghị sĩ do Tổng thống cử, 8 Thượng nghị sĩ do phe đối lập cử và 1 do Hội đồng đảo Rô-tu-ma cử. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng.

* Đại lý - Là một quần đảo nằm ở tây-nam Thái Bình Dương, thuộc Châu Đại Dương.

Các đảo lớn có núi của Phi-di vốn là các đảo núi lửa. Các đảo nhỏ chủ yếu là các vỉa san hô.

Khí hậu: Nhiệt độ cao, lượng mưa lớn và thay đổi theo vùng.

* Kinh tế - Công nghiệp chiếm 22%, nông nghiệp: 19% và dịch vụ: 59% GDP.

Kinh tế Phi-di phụ thuộc vào nông nghiệp với mía là cây thương mại chủ yếu. Cùi dừa, gừng, cá và gỗ cũng được xuất khẩu. Công nghiệp sản xuất điện năng đạt 545 triệu kWh, tiêu thụ 545 triệu kWh. Xuất khẩu đạt 655 triệu, nhập khẩu: 838 triệu USD; nợ nước ngoài: 217 triệu USD.

* Văn hoá - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 91,6%, nam: 93.8%, nữ: 89,3%.

Học sinh tiểu học và một số trường trung học được miễn phí. Có nhiều trường của các tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Tin Lành và Hin-đu dành cho cả nam và nữ. Trường đại học tổng hợp Nam Thái Bình Dương là trường của những quốc gia quần đảo trong khu vực cũng đầu tư với sự hỗ trợ của Nhà nước, ngoài ra còn có trường y khoa, đại học nông nghiệp và viện công nghệ.

Nhà nước cung cấp phần lớn các dịch vụ y tế. Trình độ y tế cao; tuy vậy, nhiều dịch bệnh có chiều hướng gia tăng.

Tuổi thọ trung bình đạt 66,59 tuổi, nam: 64,19, nữ: 69,11 tuổi.

Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thành phố Su-va, bờ biển Cô-ran, cao nguyên Nô-xô-ri, thành phố Lê-vu-ca, Lê-vu…

* Lịch sử - Người Mê-la-nê-si-an định cư đến Phi-di vào khoảng năm 1500 trước Công nguyên. Nhà thám hiểm Hà Lan, Ta-xman (1603-1659), đã đến Phi-di vào năm 1643, nhưng trước năm 1800 vẫn chưa có người châu Âu sống tại Phi-di. Trong một thời kỳ có những bất ổn lớn, thủ lĩnh Ca-kô-bau, người kiểm soát vùng phía tây, đã yêu cầu Anh viện trợ và đã nhượng Phi0di cho Anh năm 1874. Các lao động Ấn Độ, canh tác các đồn điền mía, dần dần đã biến những người Phi-di vốn là chủ nhân của phần lớn đất đai trong khu vực này thành nhóm người thiểu số. Từ thời kỳ độc lập (1970), vẫn còn tình trạng căng thẳng về sắc tộc và tranh chấp đất đai. Năm 1987, phái quân sự lật đổ chính phủ do người Ấn Độ lãnh đạo và lập ra nước cộng hoà của người Phi-di không nằm trong khuôn khổ của Khối liên hiệp vương quốc Anh và các quốc gia độc lập.

Ngày 19 tháng Năm năm 2000, Spê-it, thủ lĩnh người bản xứ, đã làm đảo chính, bắt Thủ tướng M. Chăn-đri (gốc Ấn) và 26 con tin, cố thủ trong toà nhà Quốc hội. Ngày 13 tháng Bảy, G.Spê-it và quân đội đã đạt được một thoả thuận, theo đó quân đảo chính sẽ thả 27 con tin vào ngày 13 tháng Bảy, đổi lấy sự ân xá cho lực lượng đảo chính, tiếp đó Hội đồng các tộc trưởng người bản xứ sẽ họp bầu Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng của Chính phủ lâm thời lãnh đạo đất nước, tiến tới bầu cử theo Hiến pháp, tước bỏ quyền của cư dân Ấn. Nhưng chưa thực hiện được ý định đó thì ngày 26 tháng Bảy Spê-it đã bị quân đội bắt và doạ sẽ đưa ra xét xử vì tội phản quốc. Chính phủ lâm thời do Que-ra-xê đứng đầu đã được thành lập. Tổng thống lâm thời G. I-loi-li sẽ tiến hành thành lập Chính phủ.

Mâu thuẫn sắc tộc còn đang âm ỷ. Tình hình chính trị ở quốc đảo này vẫn chưa thực sự ổn định.

Bài viết cùng danh mục:

Gọi Zalo Messenger